1. Trẻ bị ho dị ứng thời tiết kéo dài là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không?

tre-bi-ho-do-di-ung-thoi-tiet

Trẻ bị ho do dị ứng thời tiết là bệnh gì?

Ho dị ứng là tình trạng niêm mạc bị kích ứng trước sự thay đổi đột ngột bởi khí hậu và nhiệt độ thời tiết. Khi trẻ tiếp xúc với các dị nguyên (trong trường hợp này là các yếu tố về thời tiết và nhiệt độ), hệ miễn dịch sẽ lầm tưởng chúng là “tác nhân” gây hại và ngay lập tức chuyển sang trạng thái phòng vệ bằng cách giải phóng histamin. Chất này tồn tại khắp các các cơ quan nội tạng, khi cơ thể bị dị ứng sẽ gây ra những phản ứng từ nhẹ đến nặng, và ho là một trong số triệu chứng nhận biết ngay sau đó! Ngoài ra, trẻ bị ho dị ứng thời tiết kéo dài còn kèm theo một số biểu hiện khác như: đỏ da, ngứa, buồn nôn hoặc phát ban, đau đầu, hắt hơi và sổ mũi,…

Ho dị ứng thời tiết có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng thường gặp nhất. Thậm chí, nhiều trẻ nếu đã bị dị ứng theo mùa và có thể tái phát quanh năm, mỗi khi thời tiết thay đổi. Thông thường, cơn ho do dị ứng thời tiết có thể kéo dài 5 – 7 ngày sau đó giảm dần. Tuy nhiên, đối với trẻ có hệ miễn dịch yếu thì ho dị ứng thời tiết nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ để lại biến chứng cũng như ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ sau này. Do đó, việc nhận biết sớm tình trạng trẻ bị ho do dị ứng thời tiết kéo dài là vô cùng quan trọng và cần thiết.

2. Một số triệu chứng trẻ gặp phải khi bị ho do dị ứng thời tiết kéo dài ở trẻ

Trẻ bị ho do dị ứng thời tiết kéo dài theo mùa có thể bao gồm 1 hoặc kết hợp 1 vài triệu chứng sau đây:

• Niêm mạc họng sưng, đau rát

• Ho khan

• Hắt xì

• Chảy nước mũi, ngứa mũi

• Khó chịu, mắt đỏ

• Thời khó, khò khè

Nếu con bạn bị ho kèm theo triệu chứng phát ban, khó thở hoặc sốt và  sưng tấy, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Bởi, đây rất có thể là dấu hiệu của một phản ứng khác, hoặc 1 bệnh nghiêm trọng hơn. 

3. Trẻ bị ho dị ứng thời tiết kéo dài phải làm sao?

Mẹ nên chữa ho do dị ứng thời tiết cho bé thế nào? Sau đây là 1 số lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ:

3.1 Thuốc trị ho dị ứng thời tiết

thuoc-tri-ho-di-ưng-cho-tre

Trẻ bị ho do dị ứng thời tiết được khuyên dùng các loại thuốc điều trị sau:

Thuốc kháng histamine: Cetirizin, Fexofenadine (dạng siro), Clarityne, Levocetirizin,… Các phản ứng phụ có thể gặp phải: phát ban, lừ đừ, khó ngủ, chóng mặt, rối loạn nhịp tim,…

Thuốc giảm mẫn cảm: Mẹ có thể cho bé sử dụng dạng tiêm, dạng thuốc dưới lưỡi. Tác dụng phụ có thể gặp phải là ngứa trong miệng và đau bụng,…

Thuốc giảm tiết nhầy mũi và đờm: Bromhexin, Acetyl cystein,… Các tác dụng phụ có thể gặp phải là chóng mặt, buồn ngủ, đau bụng,..

3.2 Những mẹo dân gian được truyền tai nhau chữa ho dị ứng thời tiết kéo dài.

Hầu hết trẻ bị ho dị ứng thời tiết kéo dài thường ở mức từ nhẹ đến vừa. Bởi vậy, mẹ có thể thực hiện các bài thuốc dân gian để giảm ho cho bé và hạn chế việc phụ thuộc vào thuốc kháng sinh. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị ho dị ứng phù hợp và an toàn với trẻ nhỏ:

bai-thuoc-dan-gian-tri-ho

Trà gừng: Rửa sạch gừng, cạo vỏ rồi thái lát. Đun sôi nước, sau đó thả vài lát gừng vào và thêm thìa mật ong cho có vị ngọt là hoàn thành. Lưu ý, mẹ nên cho bé uống trà ứng khi còn ấm. Bài thuốc này có tác dụng giảm ho rất tốt, ngoài ra còn giúp cải thiện một số triệu chứng khác do dị ứng thời tiết như: hắt hơi, sổ mũi và đau đầu,…

Chanh muối: Chọn chanh đào trái to và mọng nước. Ngâm chanh đào với muối, sau đó rửa sạch và thái lát. Chuẩn bị hũ thủy tinh nhỏ, đầu tiên xếp chanh đào vào, sau đó thêm lượng muối và mật ong vừa đủ. Đậy nắp kín và bảo quản trong vòng 1 ngày là có thể đem ra sử dụng.

Quất đường phèn: Tương tự như các bài thuốc chữa trẻ bị ho dị ứng thời tiết kéo dài trên, mẹ cần làm sạch quất, cắt đôi và bỏ hạt sau đó trộn với đường phèn. Chưng cất hỗn hợp trên đến khi quất chín mềm là hoàn thành.

3.3 Tăng cường đề kháng bằng cách bổ sung thực phẩm dinh dưỡng hằng ngày

Trẻ hay bị ho dị ứng là do hệ miễn dịch của trẻ kém. Để nâng cao sức khỏe cho hệ miễn dịch, mẹ nên tăng cường thực phẩm dinh dưỡng và thiết lập chế độ ăn khoa học, hợp lý. 

Dưới đây là những thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch bạn nên bổ sung thường xuyên

thuc-pham-dinh-duong-cho-tre

Trái cây họ cam quýt: Trong cam quýt có chứa nhiều Vitamin C - đây được xem là “chìa khóa” mở cánh cửa cho hệ miễn dịch bởi dưỡng chất này có tác dụng sản sinh interferon – một loại protein có thể chống lại tác nhân gây bệnh, cũng như kích hoạt chức năng miễn dịch của cơ thể. 

Ớt chuông đỏ: Được coi là thực phẩm vàng giúp tăng cường đề kháng, bởi hàm lượng vitamin C dồi dào và cao gấp 3 lần so với cam, quýt. Ngoài ra, ớt chuông đỏ còn chứa vitamin A cùng vitamin B và E6 mang lại tác dụng chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả.

Bông cải xanh: Đây là loại rau giàu dưỡng chất nhất, đặc biệt còn có màu sắc bắt mắt và là món khoái khẩu của hầu hết các bé.

Cải bó xôi: Không chỉ giàu vitamin C, cải bó xôi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa phản ứng viêm của cơ thể.

* Ngoài ra có một số thực phẩm nên bổ sung cho trẻ bị ho dị ứng thời tiết kéo dài nữa là: tỏi, gừng, nghệ, sữa chua nguyên chất và đu đủ,…

 

Trên đây là những thông tin liên quan đến trẻ bị ho dị ứng thời tiết kéo dài. Mong rằng chia sẻ của Sanct Bernhard Việt Nam này sẽ giúp ích cho bố mẹ có con đang gặp tình trạng tương tự như trên.