6-sai-lam-trong-skincare

Không chú ý tới thành phần trong sản phẩm

Mỗi nước sẽ có quy định riêng về từng thành phần trong sản phẩm. Ví dụ, châu Âu cấm hơn 1000 chất trong mỹ phẩm trong khi Mỹ lại chỉ cấm có 11 chất. Vì vậy, cho dù một số chất được phép lưu hành tại thị trường trong nước, nó vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định với làn da của bạn

Vậy nên, tốt hơn hết, chúng ta vẫn nên đọc kĩ thành phần và cẩn trọng với một số chất như paraben, phthalates, triclosan,...để đề phòng bị dị ứng, mẩn đỏ, viêm da,... Nếu chẳng may bạn bị kích ứng với các chất trên, bạn sẽ cần ghi vào sổ để tránh các loại sản phẩm chứa chất đó trong tương lai. 

 

Chỉ dùng khăn rửa mặt

Nhiều người có thói quen dùng mỗi khăn để làm rửa mặt. Tuy nhiên, khăn mặt thường có độ ma sát cao, dễ để lại các vết xước nhỏ và làm tổn thương da. Không những thế, sau một thời gian giặt khăn liên tục, vải bị sờn sẽ càng làm tăng độ ma sát trên da.

Ngoài ra, khăn thường chỉ được treo trong phòng tắm, tối tăm và có độ ẩm cao nên dễ tạo điều kiện để các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi bạn dùng khăn lau mặt sẽ khiến da dễ gây viêm, bí lỗ chân lông gây mụn cám, mụn đầu đen,... 

Các sản phẩm sữa rửa mặt có thể làm sạch sâu đến từng lỗ chân lông nên sẽ có hiệu quả tốt hơn khăn rửa mặt. Sau khi rửa mặt xong, tốt nhất là bạn nên để da khô tự nhiên, không cần lấy khăn bông lau khô mặt, tránh gây tổn thương da

 rua-mat-khan-rua-mat

Sử dụng các sản phẩm không đúng trình tự

Bạn cần sử dụng các sản phẩm theo đúng quy trình để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy đọc kĩ hưỡng dẫn sử dụng và thực hiện theo thứ tự do hãng sản xuất đưa ra. Thường thì những sản phẩm thân nước, mỏng nhẹ sẽ được sử dụng trước rồi sau đấy sẽ đến kem có thể chất dày, đặc hơn.

Thứ tự bạn có thể tham khảo là sửa rửa mặt - Toner - Thoa sản phẩm đặc trị - Serum Kem dưỡng ẩm - Kem chống nắng. Tất nhiên, đây chỉ là quy trình tham khảo, bạn vẫn cần đọc kĩ hướng dẫn của hãng sản xuất. 

 

Không sử dụng kem chống nắng đầy đủ

Nhiều người nghĩ đơn giản rằng chỉ khi ra trời nắng mới cần bôi kem chống nắng còn nếu ngồi trong nhà thì không cần thiết nữa. Tuy nhiên, không chỉ ra ngoài trời mới cần bôi kem chống nắng mà ngay cả khi ngồi gần cửa sổ hay làm việc trước màn hình máy tính cũng cần dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi người tiếp xúc với rất nhiều thiết bị điện tử như màn hình ti vi, màn hình điện thoại, màn hình máy tính,... Ánh sáng xanh từ các loại màn hình này sẽ kích thích sản sinh gốc tự do, gây tổn thương các tế bào da, đẩy nhanh quá trình lão hóa, hình thành các nếp nhăn,... Chính vì vậy, dù trong nhà bạn vẫn cần bôi kem chống nắng, đặc biệt là nhân viên văn phòng phải làm việc 8 tiếng trước màn hình máy tính. 

kem-chong-nang-skincare

Chờ đợi quá lâu để dưỡng ẩm

Sau khi rửa mặt hay tắm bằng nước nóng, làn da của bạn có thể có cảm giác căng, ngứa vì bị mất độ ẩm. Khi rửa mặt thường xuyên bằng nước ấm, nóng, tình trạng khô da lặp lại liên tục sẽ gây ra tình trạng dày sừng da chết, da sạm, lâu dài còn đẩy nhanh quá trình lão hóa. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng dùng các sản phẩm dưỡng ẩm để bù nước cho làn da nhé.  

 

Dùng sản phẩm sai thời gian

Một số sản phẩm kem dưỡng ban đêm có thể chất đặc, khó thấm nên thích hợp khi dùng vào cuối ngày hơn. Trong giấc ngủ kéo dài đến 7, 8 tiếng, kem sẽ từ từ thấm vào làn da và đem lại hiệu quả cao nhất. Nếu bạn dùng ban ngày, kem ban đêm khó thấm sẽ dễ gây bí da, khó chịu,...., nhất là vào trời hè nắng nóng thì bạn càng cảm thấy bí bách, khó chịu. Hậu quả là da bị bí tắc lỗ chân lông gây nổi mụn,... 

Một số dòng sản phẩm khác lại chứa thành phần nhạy cảm với ánh nắng mặt trời do chúng dễ bị oxy hóa, ví dụ điển hình là Vitamin C. Với sản phẩm skincare chứa các chất như trên, bạn nên dùng chúng vào ban đêm, còn nếu dùng vào ban ngày thì bạn cần phải bôi kem chống nắng thật kĩ và những nơi trời nắng quá gắt. 

 kem-ban-dem-skincare

Lời kết

Trên đây là những sai lầm cơ bản của mọi người khi skincare, bạn cố gắng ghi nhớ để có một làn da săn chắc, mịn màng và trẻ trung nhé. Theo dõi thêm các bài viết hữu ích trên Sanct Bernhard Việt Nam