Huong-dan-hoi-suc-tim-phoi

1. Đánh giá trình trạng bệnh nhân

Đỡ bệnh nhân nằm trên mặt phẳng mặt phẳng vững chắc. Kiểm tra kĩ tình trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân còn tỉnh táo không hay bất tỉnh? Bệnh nhân đã ngưng thở hay chỉ còn thở ngáp?

 

2. Gọi 115

Bạn cần nhanh chóng gọi đến số 115 để xe cứu thương đến kịp thời hoặc nhờ người ngoài gọi.

tuy nhiên nếu đối tượng là trẻ em thì bạn cần tiến hành hồi sức tim phổi trong hai phút trước khi gọi cấp cứu. 

 

3. Nhấn ép tim lồng ngực

 

Đặt gốc cổ tay của bạn lên giữa ngực nạn nhân, ở ngay giữa các xương sườn. Đặt tay kia đè lên trên tay này. Hãy đặc biệt lưu ý tư thế, nhớ giữ cho lông mày của bạn thẳng cùng bả vai phải thẳng góc với bàn tay. Tư thế này giúp bạn có lực ấn tốt hơn

 

- Hãy dùng lực tối đa nhất tức là dùng lực của thân trên (dùng lực mỗi hai cánh tay sẽ rất yếu). Tiến hành ấn thẳng lồng ngực của bệnh nhân xuống sâu ít nhất vào khoảng 5cm. Bạn phải ấn mạnh, nhanh và dứt khoát với tần số ít nhất phải là 100 lần/phút.

 

- Sau khi ấn 30 cái, bạn cần đẩy đầu của bệnh nhân ngửa ra sau và nâng cằm lên của họ lên để mở đường thở. Chuẩn bị cho bước hà hơi thổi ngạt.

 

4. Làm thông đường thở

Bạn cần lưu ý về vị trí bệnh nhân nằm, phải ở mặt phẳng vững chắc. Sau đó, bạn quỳ xuống bên cạnh cổ và vai bệnh nhân.

Đẩy cằm lên, đặt lòng bàn tay bạn lên trán của bệnh nhân và nhẹ nhàng đẩy xuống. Sau đó dùng tay kia đẩy nhẹ cằm ra trước để mở thông đường thở.

Kiểm tra nhịp thở, bạn cần tiến hành nhanh, không vượt quá 10 giây: Quan sát chuyển động của ngực. Bạn lắng nghe và cảm nhận hơi thở của nạn nhân khi áp vào má hoặc tai của bạn. Tuyệt đối không coi tiếng thở hổn hển của bệnh nhân là bình thường. Trong trường hợp bệnh nhân chưa thở bình thường hoặc bạn không chắc chắn, hãy bắt đầu tiến hành hà hơi thổi ngạt kiểu miệng-miệng.

 

5. Hà hơi thổi ngạt kiểu miệng - miệng 

Có hai kiểu hà hơi thổi ngạt: kiểu miệng - miệng và kiểu miệng - mũi. Kiểu miệng - mũi tiến hành trong trường hợp bệnh nhân bị tổn thương nặng ở vùng miệng hoặc khi miệng bệnh nhân không mở được.

Kiểu hà hơi thổi ngạt miệng - miệng: Bạn kẹp chặt mũi bệnh nhân và áp miệng của bạn vào miệng của bệnh nhân. Tiến hành thôi ngạt hai hơi. 

Thổi ngạt hơi thứ nhất  sẽ kéo dài trong một giây. Bạn quan sát nhìn xem lồng ngực có nâng lên không. Trong trường hợp  không, bạn tiến hành thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không nâng lên, bạn đẩy cằm ngửa lên trên lại và áp miệng- miệng để thổi ngạt lần thứ hai.

Sau hai hơi thổi ngạt, bạn tiếp tục nhấn ép tim ngoài lồng ngực. Cứ mỗi 30 lần ấn, tiến hành mở đường thở và hà hơi thổi ngạt hai lần. Đây được gọi là một chu kỳ
 

6. Hãy sử dụng máy rung tim nếu có

 

Nếu nạn nhân chưa cử động sau 5 chu kỳ (sau khoảng 2 phút), hãy mở máy rung tim mà bạn sẵn có và làm theo tờ hướng dẫn. Nếu bạn chưa được đào tạo bài bản về cách sử dụng thiết bị máy khử rung, hãy hỏi nhân viên trực tổng đài cấp cứu để được hướng dẫn. 

Nhân viên được đào tạo tại nhiều địa điểm công cộng như nhân viên ở trạm y tế cũng có thể cung cấp và sử dụng máy khử rung tim ngoài. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng miếng đệm dành riêng cho trẻ em từ 1 - 8 tuổi. Trong trường hợp bạn không có miếng đệm dành riêng cho trẻ em, bạn có thể dùng loại đệm dành cho người lớn cũng được. 

Bạn phải nhớ là tuyệt đối không dùng máy khử rung ngoài cho trẻ em dưới 1 tuổi. 

Trong trường hợp, bạn không có máy khử rung ngoài sẵn có hoặc tìm được gần khu vực của bạn, hãy tiếp tục tiến hành hồi sức tim phổi cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu cử động hoặc cho đến khi nhân viên y tế tiếp kịp đến và tiếp nhận nạn nhân.