Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu luôn là vấn đề đáng được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Vì vậy mà mỗi một thực phẩm được mẹ bầu sử dụng cần được cân nhắc kĩ lưỡng về chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng và liều lượng ăn sao cho hợp lý giúp mẹ khỏe con khỏe.
Bên cạnh những thực phẩm là thịt mang lại hàm lượng Protein và các chất dinh dưỡng cho bé yêu trong giai đoạn mang thai. Mẹ bầu cần bổ sung các loại trứng vào thực đơn của mình, vì trứng là một loại thực phẩm dễ ăn, dễ chế biến và bảo quản hơn và mẹ có thể mua được ở nhiều nơi.
1. Bà bầu có nên ăn trứng gà không?
Trứng gà là một trong những siêu thực phẩm rất tốt cho mọi người đặc biệt, trứng rất tốt cho bà bầu và thai nhi. Hơn thế nữa trứng gà dễ chế biến nhiều món ngon và dễ mua.
- Protein trong trứng giúp thai nhi phát triển hoàn thiện.
- Hàm lượng calo cao giúp tăng năng lượng cho mẹ, giúp mẹ lo lâu.
- Kẽm, cholin, omega-3 cần thiết cho sự phát triển của thai nhi đồng thời cùng với folate ngăn ngừa dị tật thai nhi.
- Vitamin D giúp em bé phát triển hệ thống xương tốt hơn.
- Giúp mẹ kiểm soát cân nặng hợp lý trong thai kỳ.
2. Mẹ bầu nên ăn trứng gà như thế nào mới tốt?
Mẹ nên ăn trứng gà vào bữa sáng để hấp thu tốt thành phần dinh dưỡng trong trứng gà. Mẹ có thể luộc hoặc chế biến theo khẩu vị. Trứng càng tươi càng ngon, càng giàu dinh dưỡng. Mẹ không nên ăn trứng sống, nhiều người ăn trứng gà sống vì cho rằng ăn trứng gà sống giúp sinh con ra trắng trẻ. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này mà chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn và khó hấp thu. Không nên ăn quá 3-4 quả/tuần. Nếu mẹ có hàm lượng cholesterol cao thì chỉ nên ăn lòng trắng trứng. Khi ăn trứng xong, không nên uống trà vì sẽ gây hại cho tiêu hóa.
3. Bà bầu ăn trứng ngỗng con có thông minh không?
Trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, tương đương và một số chất nhiều hơn trứng gà. Mẹ bầu có thể ăn trứng gà hoặc trứng ngỗng đều có nhiều lợi ích đối với sự phát triển của thai nhi và mẹ.
Tuy nhiên, cần lưu ý : Trọng lượng một quả trứng ngỗng lớn gấp 3 lần một quả trứng gà cho nên mẹ chỉ ăn tối đa 2 quả/tuần. Trứng ngỗng có vị khó ăn hơn trứng gà, nếu khó ăn mẹ không cần quá ép bản thân ăn trứng ngỗng, trứng gà luôn là một lựa chọn hoàn hảo. Các lưu ý khác khi ăn trứng ngỗng tương tự như đối với trứng gà.
4. Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?
Trứng vịt lộn cũng là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho bà bầu:
- Hàm lượng sắt cao hơn trứng gà giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu, giảm tình trạng chóng mặt, hoa mắt do thiếu máu.
- Vitamin A, B, C và các khoáng chất thiết yếu giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, tốt cho sự cấu tạo cơ thể của bé như mắt, nội tạng, hệ thần kinh.
- Canxi dồi dào giúp mẹ chắc xương, thai nhi hoàn thiện hệ thống xương tốt.
Bà bầu cần ăn trứng vịt lộn đúng cách: Trứng vịt lộn giàu đạm, mẹ nên ăn hạn chế, tối đa 3 quả/tuần. Không nên ăn buổi chiều, tối gây khó tiêu. Mẹ đang mang thai không nên ăn trứng vịt lộn với rau dăm vì khó tiêu, loại rau này cũng có tính hàn, tác dụng kích thích co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non.
Mẹ có thể ăn trứng với 1-2 lát gừng mỏng giúp giảm đầy bụng tạo vị ngon cho món ăn. Mẹ ăn trứng vịt lộn thường xuyên không cần bổ sung thêm vitamin A hoặc sắt, trừ khi mẹ đi xét nghiệm và được đánh giá là thiếu các chất đó. Trứng cần được làm sạch, luộc chín kỹ và nên ăn khi còn nóng. Những mẹ bầu bị cholesterol cao, tiểu đường, bệnh liên quan đến tim mạch hay huyết áp thì hạn chế ăn vì có thể làm tăng nguy cơ…
Lưu ý: Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ nên đi khám thai định kỳ và điều chỉnh chế độ ăn theo nhu cầu của mẹ và em bé và theo sự chỉ định của bác sĩ và các chuyên gia y tế.