1. Theo dõi thông tin thời tiết liên tục

Trong giai đoạn thời tiết nắng mưa đan xen liên tục như thế này, các bạn hãy cập nhật những thông tin dự báo thời tiết hàng ngày thông qua báo đài, mạng xã hội. Biết được tình hình thời tiết sẽ giúp bạn chủ động ứng phó với mưa nắng (mang áo mưa, ô hoặc mặc áo chống nắng,...) và phòng tránh các bệnh lý do thay đổi đột ngột.

Bên cạnh đó, những người có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp, huyết áp thường nhạy cảm với thời tiết có thể chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dùng thuốc,... để bảo vệ sức khoẻ.

cach-tang-cuong-suc-de-khang-trong-nhung-ngay-mua-nang-that-thuong-2

2. Tăng cường sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng

Một trong những cách tăng cường sức đề kháng tốt nhất là cải thiện chế độ dinh dưỡng. Bạn nên tập trung bổ sung thực phẩm chứa các nhóm chất Vitamin, Kẽm và các khoáng chất khác sau đây:

2.1. Vitamin C

Vitamin C có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do quá trình viêm và gốc tự do gây ra. Vitamin C còn giúp kích thích sản xuất nhiều tế bào miễn dịch Lympho B, Lympho B giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Vì vậy, Vitamin C là dưỡng chất cần chú ý bổ sung đầu tiên. Bạn nên ưu tiên bổ sung Vitamin C qua các loại trái cây, rau củ như cam quýt, ớt chuông, chanh, bưởi, ổi, đu đủ,... Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung Vitamin C.

cach-tang-cuong-suc-de-khang-trong-nhung-ngay-mua-nang-that-thuong-3

2.2. Kẽm

Kẽm ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của hệ thống miễn dịch, từ hàng rào bảo vệ của da, sự điều hòa gen trong tế bào lympho cho đến sự phát triển bình thường và chức năng của bạch cầu trung tính và tế bào tiêu diệt tự nhiên. Kẽm tham gia thúc đẩy quá trình xây dựng ADN, tổng hợp protein và các tế bào miễn dịch.

Bởi vậy, thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng. Kẽm cũng có chức năng như một chất chống oxy hóa và có thể ổn định màng tế bào, giúp củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây viêm trong cơ thể và những tác nhân gây bệnh bên ngoài.

Những cách bổ sung kẽm bạn có thể tham khảo:

  • Tăng cường thông qua thực phẩm: Thịt đỏ, các loại đậu, hạt chứa dầu, rau cải xanh.
  • Sử dụng các viên uống bổ Kẽm hoặc các viên uống tổng hợp chứa Kẽm khác.

​​cach-tang-cuong-suc-de-khang-trong-nhung-ngay-mua-nang-that-thuong-4

2.3. Beta-caroten và Vitamin A

Beta-caroten là một sắc tố tự nhiên có mặt nhiều trong các loại trái cây, rau củ có màu sắc rực rỡ như cam, đỏ, vàng. Beta-caroten là tiền chất của Vitamin A, khi vào trong cơ thể được chuyển đổi thành Vitamin A. Vitamin A giúp tăng sức đề kháng hiệu quả nhờ

  • Thúc đẩy tăng sinh tế bào Lympho và đại thực bào
  • Củng cố hàng rào bảo vệ da, làm đẹp da và hạn chế ảnh hưởng có hại của ánh nắng mặt trời lên da.
  • Beta-caroten và Vitamin A cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do và hạn chế quá trình viêm do tác động xấu từ bên ngoài môi trường.

Cách tốt nhất để bổ sung Beta-caroten là tăng cường trong chế độ ăn các loại trái cây, rau củ nhiều màu sắc như cà rốt, ớt chuông, cà chua, bí ngô, xoài, bưởi,...

cach-tang-cuong-suc-de-khang-trong-nhung-ngay-mua-nang-that-thuong-5

2.4. Selen

Bổ sung khoáng chất Selen cũng là cách tăng cường sức đề kháng rất tốt:

  • Selen kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch, giúp chúng loại bỏ các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.
  • Selen tham gia cấu tạo nên kháng thể, giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm vi khuẩn, virus theo cơ chế miễn dịch dịch thể.
  • Selen có tính chất chống viêm, chống oxy hóa giúp hạn chế tác động xấu từ môi trường và quá trình viêm trong cơ thể.

Một số loại thực phẩm giàu Selen có thể kể đến như cá biển, gà tây, trứng, sữa, tôm, cua và một số loại hạt chứa dầu. Tuy nhiên, hàm lượng Selen trong thực phẩm khá thấp. Bạn có thể sử dụng thêm các viên uống chứa Selen để bổ sung.

cach-tang-cuong-suc-de-khang-trong-nhung-ngay-mua-nang-that-thuong-6

2.5. Protein

Protein hay chất đạm không chỉ cung cấp năng lượng và acid amin cấu tạo cơ thể mà còn tham gia vào chức năng của hệ miễn dịch:

  • Protein là thành phần cấu tạo các tế bào, mô và cơ quan của hệ miễn dịch như hạch bạch huyết, tủy xương, lá lách, hàng rào bảo vệ trên da, niêm mạc.
  • Protein cũng là thành phần của các kháng thể, bổ thể và chất trung gian hoá học như Interferon,...
  • Protein cung cấp năng lượng cho các tế bào và cơ quan miễn dịch hoạt động bình thường.

Vì vậy, bạn nên đảm bảo khẩu phần Protein trong các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

cach-tang-cuong-suc-de-khang-trong-nhung-ngay-mua-nang-that-thuong-7

3. Tăng cường sức đề kháng thông qua lối sống lành mạnh

Để nâng cao sức đề kháng, bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, việc xây dựng lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những cách tăng cường sức đề kháng thông qua lối sống lành mạnh:

  • Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, học tập và làm việc điều độ. Tránh lao động quá mức, thức khuya do có thể khiến cơ thể mệt mỏi, thể lực suy giảm và dễ mắc bệnh hơn.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sự dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ chuyển hóa và hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
  • Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày) giúp cơ thể thanh lọc độc tố, tăng cường lưu thông máu và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Nước cũng giúp làm loãng đờm nhầy trong phổi, hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động tốt hơn. Bạn có thể uống các thức uống tăng sức đề kháng như trà hoặc nước hoa quả.
  • Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia do những chất này là suy giảm sức đề kháng để làm giảm nguy cơ gặp biến chứng.
  • Vệ sinh sạch sẽ và rửa tay thường xuyên là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Rửa tay đúng cách với xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn, virus khỏi tay, hạn chế nguy cơ lây lan sang người khác.

cach-tang-cuong-suc-de-khang-trong-nhung-ngay-mua-nang-that-thuong-8

4. Tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ

Tiêm vacxin đầy đủ là lá chắn tăng cường miễn dịch rất hiệu quả. Vắc-xin hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể chống lại các bệnh cụ thể, giúp cơ thể miễn dịch hoặc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, biến chứng và tử vong.

Lịch trình tiêm chủng được khuyến nghị bởi Bộ Y tế dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân. Bạn hãy chủ động tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về lịch trình tiêm chủng phù hợp.

cach-tang-cuong-suc-de-khang-trong-nhung-ngay-mua-nang-that-thuong-9

5. Một số cách tăng cường sức đề kháng khác

Một số biện pháp tăng cường sức đề kháng khác bạn cần chú ý:

  • Tắm nước nóng, nước ấm hoặc uống trà nóng khi đi đường gặp trời mưa.Khi đi đường gặp trời mưa về cần phải làm ấm cơ thể bằng cách tắm nước ấm hoặc uống trà nóng.
  • Khi từ trong phòng điều hoà đi ra ngoài trời nóng hoặc từ ngoài bước vào, nên đứng ở giữa cửa một lát để làm quen với nhiệt độ môi trường mới, tránh bị sốc nhiệt.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng gió, không nên để nhiệt độ trong phòng quá chênh lệch với bên ngoài.
  • Phòng ở cần thoáng gió, sạch sẽ, nhiệt độ trong phòng thấp hơn bên ngoài, nhưng không nên quá chênh lệch.
  • Đeo khẩu trang và hạn chế tới nơi đông người để tránh bị lây lan cúm trong điều kiện thời tiết thất thường này.

cach-tang-cuong-suc-de-khang-trong-nhung-ngay-mua-nang-that-thuong-10

Tăng cường sức đề kháng là việc làm vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn biết cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình trong mùa nắng mưa thất thường này.