suy-gian-tinh-mach-co-nen-tap-the-duc

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

 

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng hoặc to ra và có thể nhìn thấy rõ ràng, thường là ở chân và bàn chân. Chúng hình thành khi các van trên tĩnh mạch trở nên yếu hoặc bị hư hỏng, gây suy giảm khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch.

 

Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn sẽ có những triệu chứng khác nhau như mỏi chân, nặng chân, đau nhức,.. Tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 25% phụ nữ và 15% nam giới.

 

Suy giãn tĩnh mạch có nên tập thể dục không?

Nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch đã quyết định hạn chế vận động vì lo sợ sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, thực tế, nếu bạn lựa chọn các bài tập phù hợp thì vận động thể thao sẽ giúp lưu thông tuần hoàn, săn chắc vùng cơ đùi và cơ cẳng chân, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

 

Những bài tập nhẹ nhàng sẽ phù hợp với bạn, trong khi các môn thể thao yêu cầu phải thực hiện các động tác khó hay vận động mạnh như chạy bộ, nhảy xa hay, dễ gây chèn ép tĩnh mạch, không tốt cho những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Nói chung, bạn nên tập thể dục nhưng tùy theo tình trạng bệnh mà bạn cần lựa chọn bài tập sao cho phù hợp nhất. Hãy tham khảo cả ý kiến của bác sĩ đang điều trị cho bạn nhé!

 

Những môn thể thao phù hợp với người bị suy giãn tĩnh mạch

 Đi bộ

Đi bộ là một bài tập vận động tuy nhẹ nhàng nhưng rất hiệu quả trong việc cải thiện hoạt động của cơ bắp ở chân. Các bác sĩ khuyên bạn nên đi bộ mỗi ngày. Cố gắng đi bộ khoảng 30 đến 45 phút. Bạn có thể làm điều này nhiều lần trong ngày tùy thích.

Suy-gian-tinh-mach-di-bo

Bơi lội

Bơi lội giúp nâng chân của bạn lên và ngăn máu tích tụ trong đó. Khi bơi lội, các khớp và xương của bạn không phải chịu trọng lượng nên ít ảnh hưởng đến đến hệ tĩnh mạch chi dưới. 

Tuy nhiên, bạn nên tăng dần cường độ và thời gian tập luyện để cơ thể dần thích nghi. Cụ thể, bạn hãy tăng thời gian hoặc số vòng bơi, nhưng nên tăng ở mức độ nhỏ - không tăng quá 10% mỗi tuần.

Đạp xe

Đạp xe , dù là ngoài trời hay trên xe đạp cố định, đều mang đến nhiều lợi ích. Giống như đi bộ, đạp xe có thể cải thiện sức mạnh cơ ở bắp chân bạn. Ngoài ra, đây cũng là một hoạt động ít tác động lực lên chân. Tuy nhiên, khi đạp xe bạn cần theo dõi kỹ thời gian và tư thế của mình. Cúi rạp người khi đạp xe có thể làm giảm lưu lượng máu đến chân của bạn. 

Nếu bạn không có xe đạp thì bạn có thể nằm ngửa, hai chân nâng lên và uốn cong. Sau đó đạp trên không giống như bạn đang đạp xe. Tuy không có lực đạp mạnh như đạp xe thông thường nhưng các động tác co duỗi chân vẫn rất tốt cho bạn

Suy-gian-tinh-mach-dap-xe

Yoga

Tập yoga có thể mang đến nhiều lợi ích vì một số tư thế đòi hỏi nâng chân của bạn cao hơn tim và giúp cải thiện tuần hoàn. Yoga thường yêu cầu kéo căng cơ thể và giữ nguyên các tư thế trong khi tập trung vào hơi thở của bạn. Trong thời gian đầu bạn nên kết hợp các động tác giãn cơ đơn giản và tư thế khó để cơ thể có thể thích nghi dần với cường độ tập luyện.

Sao bạn không thử tập luyện tư thế “Viparita Karani”.

Bước 1: Nằm trên sàn với một vai gần tường.

Bước 2: Xoay người và đưa chân lên tường cho đến khi chúng ở góc vuông với mặt đất.

Bước 3: Đặt cơ thể của bạn sao cho phần dưới của bạn dựa vào tường. 

Bạn có thể làm cho tư thế này thoải mái hơn với một chiếc gối dưới đầu

Bật nhảy trên tấm bạt lò xo

Bật lại, hoặc nhảy lên và xuống trên tấm bạt lò xo mini có thể giúp giảm lượng máu tích tụ ở chân của bạn. Làm điều này trong năm phút, ba lần một ngày.

suy-gian-tinh-mach-bat-nhay-tren-lo-xo

Nâng chân

Bạn có thể tham khảo bài tập nâng chân dưới đây nhé

Bước 1: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. 

Bước 2: Nâng một chân và giữ trên không trong vài giây.

Bước 3: Từ từ hạ chân xuống. 

Bước 4: Lặp lại với chân còn lại

Hãy thử lặp lại động tác này nhiều lần với mỗi chân của bạn.

 

Xoay mắt cá chân

Vận động cổ chân là một bài tập tốt nếu bạn phải ngồi lâu. Điều này có thể khuyến khích máu tiếp tục chảy qua chân, vào bàn chân của bạn, cải thiện tuần hoàn toàn bộ phần dưới cơ thể của bạn.

Bước 1: Xoay bàn chân ở cổ chân, tạo thành những vòng tròn nhỏ.

Bước 2: Thực hiện các thao tác xoay theo hướng ngược lại. 

Lặp lại vài lần với mỗi chân

Nâng bắp chân

Bước 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai. Bạn có thể bám vào ghế hoặc tường để giữ thăng bằng.

Bước 2: Từ từ nâng gót chân lên khỏi sàn cho đến khi bạn kiễng chân lên. 

Bước 3: Từ từ hạ gót chân xuống.

Lặp lại vài lần. 

Kem bôi hạt dẻ ngựa - Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

Hạt dẻ ngựa có tên khoa học là Aesculus Hippocastanum, có chứa Aescin. Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng Aesen mang lại kết quả tốt trong vệc điều trị suy giãn tĩnh mạch. Sau một thời gian sử dụng, các triệu chứng như nặng chân, đau nhức hay sưng phù đều giảm tới 70-80%. Nếu người bệnh sử dụng đều đặn và tuân thủ liệu trình của bác sĩ thì bệnh thậm chí có thể giảm đến 95%. 

Kem-boi-hat-de-ngua-sanct-bernhard

Kem bôi hạt dẻ ngựa được nhập khẩu chính hãng từ Sanct Bernhard CHLB Đức có tác dụng:

  • Giảm cảm đau nhức chân ở người bị suy giãn tĩnh mạch
  • Tăng cường lưu thông máu
  • Giảm cảm giác nặng, nhức chân
  • Dưỡng ẩm cho da

Lời kết

Trên đây là một vài bài tập bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy cơn đau của mình trở nên tồi tệ hơn sau khi thử bất kỳ bài tập nào trong số này thì hãy dừng tập và tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. 

Bạn có thể đọc thêm các bài việt hữu ích khác tại Sanct Bernhard Việt Nam