1. Nước bột sắn dây

Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính bình, công năng giải nhiệt, giải biểu, sinh tân dịch, chỉ khát, tác dụng chữa cảm mạo, phát sốt, ban sởi mới phát, đi lỵ ra máu, khát nước, mụn nhọt.

Đặc biệt, trong sắn dây có chất isoflavone giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp, nên cũng là thức uống phòng cao huyết áp. Đồ uống sắn dây, quất giúp thanh nhiệt, giải độc và làm ra mồ hôi. 

Có thể pha sắn dây cùng đường và chanh để tăng hương vị và dễ uống hơn, trước khi uống nên cho nên đá để làm mát. Hơn thế nữa nhiều chị em còn có thể nấu các loại chè hoặc thạch từ bột sắn dây vì tính chất dẻo dai của bột khi nguội. 

2. Nước dừa


Nước dừa chứa nhiều nước; có protein, lipid, chất vô cơ, cacbonhydrat, Ca, P, Fe và nhiều acid amin, vitamin nhóm B. Hàm lượng Mg và K rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào nên được dùng làm nước bổ dưỡng, chữa chứng mất nước và phục hồi cân bằng chất điện giải.
Theo Đông y, nước dừa vị ngọt mát, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Cùi dừa vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Trị say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc... Có thể uống nước dừa tươi hoặc đun sôi

3. Nước rau má


Theo Đông y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung. Nước nấu từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Nước rau má cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực).

Rau má có vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Mỗi ngày dùng 30 - 50 g rau má tươi, rửa thật sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước pha nước hoặc nước dừa để uống. Có thể nấu canh để ăn trong bữa cơm hoặc nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày. 

4. Nước lá vối

Nước lá vối cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Lá vối còn có công dụng giải khát, thanh lọc gan thận, tăng đào thải chất độc qua nước tiểu.

Đối với uống nước lọc thì khoảng sau 30 - 40 phút cơ thể sẽ đào thải hết. Còn uống nước vối thì cơ thể chỉ đào thải khoảng 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được thải ra từ từ sau đó. Nhờ sự đào thải chậm sẽ giúp cơ thể không mất nước giảm tình trạng khát nước.

5. Nước râu ngô

Theo Đông y, râu bắp (ngô) có tên thuốc là ngọc mễ tu. Râu bắp là loại có sợi dài, dai, màu nâu hung, vị ngọt, khô mà mềm được coi là loại tốt cho sức khỏe. Râu bắp có vị ngọt, tính bình, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết.

Mùa hè nắng nóng nhiều trường hợp tiểu buốt, khó đi tiểu có thể sử dụng nước râu bắp để giúp lợi tiểu hơn. 

6. Nước atiso đỏ


Trà hay nước atiso đỏ không những có màu sắc đẹp mắt mà nó còn có vị chua ngọt dễ uống. Hơn thế nữa, công dụng mà atiso mang lại càng làm chúng ta bất ngờ hơn, trong hoa atiso đỏ có chứa rất nhiều dưỡng chất cùng protein, vitamin C , chất chống oxy hóa và những chất có khả năng kháng sinh tốt giúp chúng ta duy trì sức khỏe và tăng tuổi thọ, giúp giải nhiệt cực tốt bằng những cốc trà mát lạnh ngày hè nóng nực. 

Trà hoa atiso đỏ giúp giải nhiệt cho cơ thể, hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, giúp lợi tiểu, cải thiện chức năng của túi mật, phòng ngừa nóng trong, giúp mát gan, lọc thận tốt.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có bất kì dấu hiệu về sức khỏe nào hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ.

Bạn có thể đọc thêm các bài viết hữu ích khác yêu tại Sanct Bernhard Việt Nam

Theo dõi fanpage Sanct BernHard Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại.