Theo các báo cáo, nhóm trẻ em dưới 3 tuổi sẽ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong giai đoạn này. Nguyên nhân lớn nhất đó chính là:

1. Biến chứng của các bệnh

Biến chứng từ các bệnh Tai_mũi_họng

- Viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA; theo giải thích của các bác sĩ viêm mũi-họng lâu ngày không giảm sẽ dễ dẫn đến viêm tai giữa vì dịch mũi họng sẽ chảy sang tai gây viêm tai giữa.

- Do chấn thương bên ngoài gây áp lực làm thủng màng nhĩ, thoái hóa đuôi cuốn mũi dưới làm tắc vòi nhĩ hoặc xì mũi không đúng cách.

2. Dấu hiện nhận biết viêm tai giữa

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa

- Nhận biết bệnh viêm tai giữa dựa vào các biểu hiện lâm sàng như:
  • Bộ phận tai sẽ có những dấu hiệu: Đau tai, xuất hiện dịch trong tai, tai bị ù, giảm sức nghe, cảm giác nặng tai hoặc cảm thấy có nước trong tai;
  • Biểu hiện toàn thân: Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, sốt cao hơn 39 độ C, tiêu chảy, nôn trớ ở trẻ nhỏ, sổ mũi, nghẹt mũi, ho. Ở trẻ nhỏ: sẽ liên tục dụi vào tai và quanh tai, khó chịu quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú vì con chưa biết.

Lưu ý: Viêm tai giữa sẽ rất đau đặc biệt là với trẻ nhỏ, con sẽ có thể bỏ ăn bỏ bú vì đau mẹ không nên quá lo lắng và ép con ăn, con cần được gặp bác sĩ để điều trị kịp thời và nghỉ ngơi hợp lý.

3. Biến chứng viêm tai giữa

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa

- Viêm tai giữa nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây những biến chứng cực kì nguy hiểm tới tính giác và não bộ;

- Viêm tai giữa mạn, có/không có cholesteatoma;

- Viêm xương chũm cấp;

- Khả năng nghe suy giảm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ;

- Viêm màng não;

- Viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc liệt dây thần kinh ngoại biên.

4. Cách phòng viêm tai giữa hiệu quả

Để phòng viêm tai giữa hiệu quả, đối với mỗi nhóm độ tuổi lại có những lưu ý khác nhau:

4.1. Đối với người lớn:

Cách phòng tránh viêm tai giữa

- Giữ tai sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên, chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tai;

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài tránh lây các bệnh truyền nhiễm và khói bụi ảnh hưởng đến hệ hô hấp;

- Tránh để nước vào tai (tắm, gội hoặc khi đi bơi);

- Có bệnh lý về tai, mũi, họng cần điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

4.2. Đối với trẻ nhỏ:

Trẻ em phòng tránh Viêm tai giữa

- Vệ sinh tay, chân sạch sẽ tránh vi khuẩn, virus lây nhiễm qua đường hô hấp;
 
- Đi tiêm phòng đủ mũi và đúng thời để xây dựng hàng rào kháng thể cho sức khỏe trẻ;
 
- Cho trẻ bú mẹ đến khi 2 tuổi, vì sữa mẹ hỗ trợ cho sức đề kháng của trẻ tốt hơn;
 
- Tránh để nước vào tai, khi nước vào tai hãy dùng bông thấm khô tránh vào sâu bên trong tai;
 
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói, bụi, thuốc lá, nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
 
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cho từng đối tượng.
Bạn có thể đọc thêm các bài viết hữu ích khác yêu tại Sanct Bernhard Việt Nam
Theo dõi fanpage Sanct BernHard Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại.