Viêm phế quản- viêm phổi gia tăng đột biến

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm phế quản-phổi

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản phổi là do các loại vi khuẩn, trong đó có thể kể đến như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Klebsiella pneumoniae, Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Haemophilus influenzae tuýp B (Hib), Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), Acinetobacter baumannii…

Các tác nhân gây bệnh viêm phế quản- phổi rất dễ lây lan, đường lây chủ yếu là hô hấp. Thông thường, khi người bệnh viêm phế quản ho hoặc hắt hơi sẽ tạo ra vô số những hạt nhỏ li ti có lẫn tác nhân gây bệnh vào không khí, từ đó lây lan cho người khác ở cự ly gần khi họ hít phải.

Sau khi một người hít phải, mềm bệnh sẽ cư trú ở mũi hoặc hầu họng, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi và phát triển thâm nhập sâu hơn và gây bệnh. Các triệu chứng của viêm phế quản phổi xảy ra một phần là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tác nhân gây viêm khi chúng xâm nhập.

2. Những ai có nguy cơ mắc viêm phế quản- phổi

Nguy cơ mắc viêm phế quản-phổi
  • Trẻ dưới 2 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị viêm phế quản phổi nhất;
  • Người già trên 65 tuổi;
  • Người có thói quen hút thuốc lá lâu hoặc sử dụng rượu quá mức;
  • Bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trước đó có nguy cơ cao bị viêm phế quản phổi;
  • Bệnh nhân vừa thực hiện phẫu thuật hoặc gặp phải chấn thương nặng gần đây;
  • Bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp trên (như cảm lạnh và cúm) có nguy cơ diễn tiến sang viêm phế quản phổi;
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính như COPD, xơ nang, giãn phế quản và hen phế quản;
  • Tiền sử có các bệnh lý khác đi kèm như đái tháo đường, suy tim, suy gan;
  • Bệnh nhân có vấn đề về suy giảm hệ miễn dịch, như nhiễm HIV hoặc mắc bệnh rối loạn tự miễn;
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh khác bằng các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (như hóa trị ung thư, thuốc chống thải ghép hoặc corticosteroid).
Lưu ý: Những trường hợp trên cần có những biện pháp cách ly, phòng tránh tốt vì khi hệ miễn dịch đang yếu rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Hơn thế nữa, những trường hợp trên rất dễ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng nguy hiểm đến sức khỏe nên việc phòng tránh tốt là rất cần thiết.

3. Cách phòng tránh tốt nhất

Thời điểm giao mùa với những ngày mưa nắng thất thường, kèm theo nhiệt độ lên xuống sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Cách phòng tránh viêm phế quản phổi
  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài là giải pháp tốt nhất để tránh các tác nhân gây bệnh.
  • Tránh chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của mình nếu bạn ở gần người bị viêm phế quản.
  • Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể. Ngủ giúp cơ thể giải phóng hormone và các hợp chất duy trì hệ thống miễn dịch để phòng ngừa bệnh.
  • Vệ sinh nhà cửa, tay chân mặt luôn sạch sẽ.
  • Không dùng chung kính hoặc bát đĩa.
  • Không hút thuốc lá hoặc tránh hút thuốc thụ động.
  • Tiêm vắc-xin cúm, viêm phổi và ho gà.
  • Ăn uống đầy đủ giúp tăng sức đề kháng chống lại mọi tác nhân gây bệnh.
Tình trạng viêm phế quản - phổi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Khi gặp bất kì hiện tượng nào bất thường của bệnh hãy tham khảo ý kiến các bác sỹ hoặc đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để tránh những hậu quả không đáng có.
Lưu ý: Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia khi gặp các vấn đề về sức khỏe.
 
Đọc thêm các bài viết hữu ích khác tại Sanct Bernhard Việt Nam